Tin tức

Tiềm năng du lịch Thái Nguyên tạo đà cho bất động sản tăng tốc

Những năm gần đây, du lịch Thái Nguyên đã có những bước phát triển mạnh mẽ và trở thành điểm nhấn trong vùng. Điều này tạo động lực và sức hút để các doanh nghiệp đầu tư vào bất động sản du lịch của địa phương.

Thái Nguyên: Tiềm năng du lịch tạo đà cho bất động sản tăng tốc

Được mệnh danh là “Thủ đô gió ngàn”, Thái Nguyên được biết đến như một vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa cũng như rất giàu truyền thống cách mạng. Trong quá trình phát triển, du lịch Thái Nguyên ngày càng trở nên hấp dẫn bởi không chỉ có giao thông thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú mà Thái Nguyên là nơi hội tụ nhiều thành phần dân tộc, có sự giao thoa mạnh mẽ về văn hóa, điều đó đã đem lại cho Thái Nguyên những nét văn hóa đa dạng và độc đáo.

Nhờ những điều kiện tự nhiên thuận lợi và sự đa dạng về văn hóa đó, Thái Nguyên là địa phương phát lộ nhiều tiềm năng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, theo định hướng phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.

Bất động sản du lịch Thái Nguyên

Được biết, năm 2010, lượng khách du lịch đến với Thái Nguyên đạt trên 520 nghìn lượt, đến năm 2018 tăng lên gần 1,5 triệu lượt. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp du lịch ước đạt trên 460 tỷ đồng.

Thực hiện chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2025 trở thành trung tâm du lịch của vùng trung du và miền núi Đông Bắc với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 10%/năm. Tỉnh phấn đấu trung bình đón trên 3,2 triệu lượt khách/năm; có ít nhất 5 điểm du lịch cấp tỉnh, xây dựng tối thiểu 5 điểm du lịch cộng đồng gắn với văn hóa trà, du lịch về nguồn và văn hóa dân tộc thiểu số; tạo việc làm cho 16.000 lao động; tổng thu từ du lịch đạt 3.000 tỷ đồng/năm.

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên, trên địa bàn tỉnh có hơn 800 di tích và danh lam thắng cảnh đã được kiểm kê, bảo vệ theo quy định, trong đó đa phần là di tích lịch sử, di tích tín ngưỡng và di tích danh thắng. Nhắc đến Thái Nguyên, ta không thể không nhắc đến Khu du lịch hồ Núi Cốc, Khu du lịch sinh thái Thái Hải, Suối Mỏ Gà, Khu du lịch Hang Phượng Hoàng...

Các loại hình du lịch Thái Nguyên là sự giao thoa giữa những yếu tố lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội. Ở đó, có hồ Núi Cốc mang trong mình câu chuyện tình lãng mạn giữa nàng Công và chàng Cốc. Đến những di tích mang đậm dấu ấn lịch sử của đất nước như Cụm di tích Khởi nghĩa Thái Nguyên, Nhà lao Thái Nguyên, Đền thờ Đội Cấn.

Nằm giữa trung tâm thành phố, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam là nơi trưng bày các hiện vật tái hiện lại lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc còn được lưu truyền và gìn giữ đến ngày nay. Đặc biệt, Khu di tích lịch sử An toàn khu ở huyện Định Hoá được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Trong những năm gần đây, chè được coi là sản phẩm du lịch mới của Thái Nguyên với những địa danh nổi tiếng về chè như Tân Cương, La Bằng, Minh Lập, Trại Cài..

Trong những năm gần đây, chè được coi là sản phẩm du lịch mới của Thái Nguyên với những địa danh nổi tiếng về chè như Tân Cương, La Bằng, Minh Lập, Trại Cài...

Bên cạnh đó, các di sản văn hoá phi vật thể đặc sắc của Thái Nguyên cũng khiến cho du khách phải mê đắm. Các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh đều giữ được bản sắc riêng biệt của mình như hát lượn, truyền thống đan lát, dệt vải, múa rối cạn của người dân tộc Tày, Nùng; điệu hát pả dung của người Dao trong những ngày lễ tết; làn điệu Soọng Cô của dân tộc Sán Dìu; lễ hội cầu mùa của dân tộc Sán Chí… Đặc biệt, điệu múa Tắc Xình của người Sán Chay ở huyện Phú Lương và Lễ cấp sắc của người Dao ở Đại Từ đã được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia.

Dù mỗi thành phần dân tộc ở Thái Nguyên đều mang những nét riêng biệt về tiếng nói, phương thức sản xuất, bản sắc văn hóa… nhưng đều có những nét tương đồng, hòa nhập trong một cộng đồng, tạo thành nền tảng văn hóa đặc trưng bản địa.

Là mảnh đất có bề dày lịch sử và văn hóa, giàu truyền thống cách mạng, vì thế Thái Nguyên sở hữu số lượng lớn các di sản văn hóa phi vật thể được du khách trong nước, quốc tế quan tâm và yêu thích khám phá như Di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ Thần Sa huyện Võ Nhai.

Bất động sản du lịch Thái Nguyên

Nói đến du lịch Thái Nguyên, không thể quên nhắc đến văn hóa ẩm thực - Một trong những yếu tố thu hút bước chân của du khách đến với vùng đất gió ngàn. Ẩm thực nơi đây thể hiện đậm nét những yếu tố văn hoá tộc người, mang đậm sắc thái của cư dân miền núi cùng những món sản vật vùng cao như dê núi, gà đồi, lợn mán, dúi rừng, cá hồ hay măng và quả trám đen… Đặc biệt, du khách sẽ không thể quên được đặc sản chè Thái Nguyên trứ danh “đệ nhất trà”. 

Trong những năm gần đây, chè được coi là sản phẩm du lịch mới của Thái Nguyên với những địa danh nổi tiếng về chè như Tân Cương, La Bằng, Minh Lập, Trại Cài… Thời gian qua, nắm bắt được thế mạnh chính của tỉnh là văn hóa các dân tộc thiểu số và đặc sản chè Tân Cương, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo các ngành, đơn vị, các địa phương phối hợp với ngành du lịch xúc tiến quảng bá hình ảnh Thái Nguyên đến bạn bè trong nước và quốc tế.

Những năm qua, Thái Nguyên đã tập trung khai thác, đánh thức tiềm năng phát triển du lịch và coi đây là ngành kinh tế mũi nhọn cho sự phát triển ổn định, bền vững của tỉnh. Phát huy lợi thế trung tâm kinh tế - xã hội, tỉnh đã đầu tư nâng cấp đồng bộ cơ sở hạ tầng du lịch; xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí cao cấp, hiện đại; xây dựng trung tâm y tế vùng; hệ thống giáo dục đào tạo, trung tâm văn hóa lịch sử truyền thống… nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển du lịch.

Sự hội tụ của những thương hiệu uy tín góp phần hình thành tỉnh du lịch mới, thúc đẩy kinh tế Thái Nguyên tăng trưởng trong tương lai không xa. Đây là điểm tựa cho Thái Nguyên hình thành con đường du lịch, kết nối du lịch các tỉnh thành như: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Lào Cai…

Hiện Thái Nguyên có nhiều dự án du lịch đang được các tập đoàn lớn đầu tư vào như: Tập đoàn T&T, Tập đoàn FLC, Tập đoàn Flamingo...

Mới đây, theo quy hoạch được công bố, Thái Nguyên sẽ có Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế 5 sao tại hồ Núi Cốc. Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế 5 sao hồ Núi Cốc thuộc xóm Gốc Mít, xã Tân Thái (huyện Đại Từ) có tổng diện tích trên 44,6ha. Ranh giới cụ thể: Phía Bắc giáp ĐT.270 và đường ven hồ Núi Cốc; phía Nam giáp Hồ Núi Cốc; phía Đông giáp xã Phúc Xuân; phía Tây giáp khu dân cư và hồ Núi Cốc. Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế 5 sao hồ Núi Cốc do Tập đoàn Flamingo làm chủ đầu tư. 

Các khu chức năng xây dựng bao gồm: Khu điều hành; khu đất hỗn hợp, công trình cao tầng; các khu chức năng xây dựng trong khu du lịch; cùng với đó là hệ thống nhà hàng, cây xanh cảnh quan, khu trồng chè… Đây là khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng, khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa trên cơ sở khai thác các nguồn tài nguyên du lịch và kết nối với các điểm du lịch trên địa bàn huyện. Trên cơ sở đó thu hút đầu tư, khai thác các lợi thế của khu vực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế 5 sao hồ Núi Cốc được thực hiện, đã từng bước cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch Quốc gia hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Hiện có nhiều dự án du lịch quy mô lớn được đầu tư  vào Thái nguyên, hứa hẹn góp phần hình thành tỉnh du lịch mới, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng trong tương lai không xa.

Hiện có nhiều dự án du lịch quy mô lớn được đầu tư  vào Thái nguyên, hứa hẹn góp phần hình thành tỉnh du lịch mới, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng trong tương lai không xa.

Hay như dự án Khu đô thị sinh thái Đông Tam Đảo tọa lạc tại xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên do Tập đoàn T&T làm chủ đầu tư. Đây là dự án có quy mô lớn nhất tỉnh Thái Nguyên được quy hoạch trở thành không gian nghỉ dưỡng theo phong cách Bắc Âu.

Tổng thể Khu đô thị sinh thái Đông Tam Đảo có quy mô lên đến 5.600ha, có tổng mức đầu tư lên đến trên 2.500 tỷ đồng. Dự án được quy hoạch diện tích đất dành cho không gian sinh thái chiếm 42,7%, diện tích xây dựng nhà ở dân cư là 34,5%, diện tích đất dành cho các tiện ích nội khu chiếm 5,1%, diện tích dùng làm trung tâm thương mại là 3,8% và diện tích đất dành cho giao thông là 13,9%.

Dự án Khu đô thị sinh thái Đông Tam Đảo được quy hoạch kết nối về hạ tầng, không gian văn hóa với vùng Vườn quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và Khu du lịch hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) nhằm tận dụng không gian sinh thái tự nhiên để tăng thêm quy mô và phát huy đặc điểm sinh thái tại đây.

Về kết nối hạ tầng, Khu đô thị sinh thái Đông Tam Đảo có 2 trục giao thông chính là đường Đông Tam Đảo và Vành đai V, đồng thời cũng hình thành tuyến đường kết nối dự án với đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.

Dự án Khu đô thị sinh thái Đông Tam Đảo vừa có chức năng nghỉ dưỡng, đồng thời kết hợp với du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, thể thao... vì vậy được thiết kế với nhiều phân khu chức năng như khu vui chơi giải trí, sân golf, khu biệt thự nghỉ dưỡng, công viên chủ đề, phim trường, trung tâm thương mại…

Có thể nói, dự án Khu đô thị sinh thái Đông Tam Đảo hứa hẹn thiết lập các mảng sinh thái và mạng lưới xanh bằng cách xây dựng các công viên và không gian mở khi cảnh quan thiên nhiên của Đông Tam Đảo được chú trọng cải tạo, bảo tồn… trong tương lai.

Tiếp đến, dự án Quần thể du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và đô thị FLC Thái Nguyên do Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC đầu tư, được tỉnh Thái Nguyên trao quyết định phê duyệt. Dự án nằm ở phía Tây TP. Thái Nguyên với diện tích khoảng 1.500ha, với vốn đầu tư khoảng 14.800 tỷ đồng. Mục tiêu của dự án nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở, du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và đô thị kiểu mẫu hiện đại với đầy đủ chức năng...

Theo đánh giá và nhận định của tỉnh Thái Nguyên, sau khi dự án Quần thể du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và đô thị FLC Thái Nguyên được hoàn thành, bộ mặt du lịch của tỉnh sẽ thay đổi rõ nét, đánh dấu sự bứt phá mạnh mẽ của ngành du lịch Thái Nguyên và biến nơi đây trở thành điểm đến vô cùng lí tưởng cho du khách. Resort Thái Nguyên sẽ xuất hiện 1 siêu công trình mới để tiếp đón du khách.

Để đánh thức tiềm năng du lịch đang bị bỏ quên, Thái Nguyên sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng chính quyền điện tử, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, áp dụng hình thức xã hội hóa như PPP, BOT, BT trong đầu tư hạ tầng du lịch.

Tỉnh Thái Nguyên đang tập trung huy động nguồn lực đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông, mở rộng các tuyến đường quốc lộ và cao tốc huyết mạch, trọng yếu có tính kết nối liên tỉnh. Đặc biệt, tỉnh ưu tiên các tuyến đường kết nối với các khu, điểm du lịch với các tuyến du lịch hiện có và các điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh.

Bất động sản du lịch Thái Nguyên

Đồng thời, tỉnh xây dựng chiến lược, kế hoạch xúc tiến - quảng bá du lịch trong từng giai đoạn và hàng năm để kêu gọi xúc tiến đầu tư; tăng cường công tác xúc tiến quảng bá ở nước ngoài bằng nhiều hình thức; liên kết với các địa phương đã ký kết hợp tác liên kết phát triển du lịch với Thái Nguyên như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Quảng Bình, TP.HCM… để tiến hành các hoạt động xúc tiến du lịch.

Thái Nguyên cũng đẩy nhanh tiến độ thu hút đầu tư và triển khai đầu tư tại Khu du lịch hồ Núi Cốc để hình thành điểm du lịch hút khách cho cả tỉnh, trong đó đặc biệt chú trọng đến du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí.

Mặt khác, tỉnh tập trung xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp gắn với văn hóa trà tại khu vực Đông Tam Đảo nhằm tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn hỗ trợ các sản phẩm du lịch khác; xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa, tâm linh dựa trên các khu điểm di tích, di sản sẵn có, tạo sức hút du khách…

Thái Nguyên chủ trương phối hợp, liên kết với các chương trình, đề án, dự án đang triển khai của các ngành, lĩnh vực khác để cùng phát triển như: Chương trình nông thôn mới; chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP); sản phẩm OCOP gắn với du lịch cộng đồng, nông nghiệp, nông thôn; các chương trình hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số...

Trả lời báo chí, bà Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thái Nguyên cho biết, trong giai đoạn 2015 - 2020, du lịch Thái Nguyên đã có những bước phát triển cả về lượng khách, doanh thu và sản phẩm du lịch. Các khu du lịch đáp ứng định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù gồm du lịch văn hóa kết hợp với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hồ Núi Cốc và An toàn khu Định Hóa; sản phẩm du lịch lịch sử về nguồn, tâm linh, du lịch cộng đồng, nông thôn, trải nghiệm vùng chè và văn hóa trà...

Hệ thống hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch trên địa bàn đã được đầu tư nâng cấp, trước mắt đáp ứng được nhu cầu cơ bản của du khách. Thị trường du lịch được mở rộng; công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ du lịch từng bước được nâng cao. Ngành du lịch từng bước khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh...

Nếu so sánh với các địa điểm du lịch tại địa phương khác, thị trường bất động sản du lịch Thái Nguyên chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có của địa phương. Các chuyên gia cho rằng, sự phát triển chóng mặt của ngành du lịch đã khiến Thái Nguyên thiếu hụt về nguồn cung khách sạn cao cấp, nhất là khi tỷ trọng khách sạn với chi tiêu cao và nhu cầu ở khách sạn 4 - 5 sao ngày càng tăng cao.

Du lịch phát triển, cùng với những dự án bất động sản đẳng cấp, hứa hẹn sẽ cất cánh thị trường bất động sản Thái Nguyên.

Du lịch phát triển, cùng với những dự án bất động sản đẳng cấp, hứa hẹn sẽ đưa thị trường bất động sản Thái Nguyên cất cánh.

Song trong tương lai, ngành du lịch Thái Nguyên phát triển bùng nổ sẽ khiến cho giá bất động sản nơi đây cũng trở nên sôi động. Thị trường bất động sản Thái Nguyên ngày càng có sức hút với sự đầu tư của những “ông lớn” bất động sản như: Vingroup, FLC, Sông Đà 2, Danko… Hiện, một số dự án làm nên thương hiệu bất động sản Thái Nguyên có thể kể đến như Khu đô thị Kosy; Danko City; Khu đô thị Việt Hàn…

Điển hình, Khu đô thị Danko City mang phong cách châu Âu tại trung tâm TP. Thái Nguyên do Danko Group làm chủ đầu tư có quy mô lên đến 50ha, với các sản phẩm đặc trưng là liền kề, biệt thự, shophouse... Dự án Danko City được thừa hưởng sự đồng bộ về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và kiến trúc cảnh quan của TP. Thái Nguyên, tạo ra môi trường sống văn minh, hiện đại.

Danko City có thể coi là dự án hiện đại bậc nhất tỉnh Thái Nguyên với tiện ích đồng bộ gói gọn trong khu đô thị kiểu mẫu với: Trung tâm thương mại, quảng trường ánh sáng lớn, phố đi bộ, bể bơi, sân thể thao... 

Bên canh đó, dự án Kosy City Beat nằm ở vị trí đắc địa hàng đầu của thành phố Sông Công, nơi hội tụ mọi yếu tố đắc địa về vị trí, đắt giá về kinh doanh, vượt trội trong đầu tư, đồng bộ trong quy hoạch và hoàn hảo về tiện ích. Dự án Kosy City Beat có quy mô 19,9ha, dự án gồm 3 phân khu, được ví như "trái tim" của "thành phố thép", hứa hẹn sẽ là một thành phố giải trí, đẳng cấp bậc nhất Thái Nguyên. Dự án Khu đô thị Kosy City Beat được quy hoạch phát triển thành một khu đô thị hoàn chỉnh bao gồm đầy đủ các công trình như: Trung tâm văn hóa, trường học, trung tâm thương mại, công viên cây xanh, trung tâm y tế… xen kẽ với các công trình nhà ở nhằm tạo ra một môi trường sống tiện ích, hoàn hảo và đồng bộ cho cuộc sống của cư dân.

Với những tiềm năng lợi thế trên, trong tương lai không xa, Thái Nguyên sẽ trở thành điểm đến yêu thích của du khách khi đặt chân tới mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời này./.

 

G

0936867577

Chat hỗ trợ
Chat ngay